Bitget App
Giao dịch thông minh hơn
Mua CryptoThị trườngGiao dịchFuturesSao chépBots‌Earn
Bitcoin dành cho nhà nước hay cho người dân?

Bitcoin dành cho nhà nước hay cho người dân?

TapchibitcoinTapchibitcoin2025/02/15 23:55
Theo:Tapchibitcoin

Việc xây dựng kho dự trữ Bitcoin chiến lược đang trở thành ưu tiên của nhiều bên, đặc biệt sau những động thái mạnh mẽ từ chính quyền Mỹ.

Đây có thể là một bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển của Bitcoin, nhưng đồng thời cũng đặt ra những câu hỏi lớn về khả năng tiếp cận và sự dân chủ hóa tài sản kỹ thuật số.

Từ một ý tưởng trong chín trang whitepaper của Satoshi Nakamoto, Bitcoin đã dần vươn lên trở thành một loại tài sản được các cường quốc tài chính công nhận.

Tuy nhiên, sự thay đổi này có thể khiến cộng đồng crypto hiện tại và hàng tỷ người dùng tương lai chỉ còn là “khán giả”, khi ngày càng nhiều Bitcoin bị khóa chặt trong các ví lạnh của ngân hàng trung ương. Liệu Bitcoin có trở thành tài sản dành riêng cho các tổ chức lớn, thay vì phục vụ người dân như tinh thần ban đầu?

Bitcoin bước vào hàng ngũ tài sản dự trữ chiến lược

Việc Bitcoin được xem như một tài sản dự trữ chiến lược sẽ là một dấu mốc quan trọng, thể hiện tiềm năng vượt trội của tài sản kỹ thuật số. Chỉ trong vòng một năm, Bitcoin đã đi từ việc được chấp nhận trong các quỹ ETF đến khả năng trở thành một phần của quỹ dự trữ quốc gia – điều mà ít tài sản nào có thể làm được trong thời gian ngắn như vậy.

Khi được tích hợp vào kho dự trữ quốc gia, Bitcoin có thể sánh ngang với vàng hay dầu mỏ, củng cố vị thế trong hệ thống tài chính toàn cầu. Điều này sẽ thúc đẩy các ngân hàng trung ương công nhận Bitcoin là một loại tài sản hợp pháp, mở ra nhiều cơ hội phát triển các dịch vụ tài chính liên quan.

Bitcoin sở hữu những đặc tính vượt trội so với tài sản truyền thống như tính minh bạch và thanh khoản cao. Chẳng hạn, trong tài chính truyền thống, các khoản vay kinh doanh thường yêu cầu tài sản thế chấp như bất động sản – vốn khó phân nhỏ, thanh khoản thấp và thiếu minh bạch về giá. Ngược lại, Bitcoin có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp với quyền sở hữu rõ ràng, khả năng chia nhỏ dễ dàng, giá cả minh bạch và tính thanh khoản vượt trội, giúp tối ưu hóa hệ thống tài chính.

Nếu Bitcoin được chấp nhận rộng rãi bởi cả khu vực công và tư nhân, nó sẽ len lỏi vào mọi lĩnh vực kinh tế, mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ. Nhưng câu hỏi vẫn còn đó: Liệu Bitcoin sẽ là công cụ của các thể chế quyền lực hay vẫn giữ được bản chất phi tập trung, dành cho tất cả mọi người?

Nguy cơ tiềm ẩn: Bitcoin trở thành “vàng mới”

Triển vọng tươi sáng của Bitcoin phụ thuộc vào việc duy trì sự cân bằng mong manh giữa quyền sở hữu của chính phủ và công chúng, đặc biệt là việc bảo vệ quyền tự do sở hữu, giao dịch và sử dụng Bitcoin của cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một kịch bản đáng lo ngại có thể xảy ra: nếu Bitcoin được công nhận là tài sản dự trữ quốc gia, ngày càng nhiều Bitcoin sẽ bị khóa trong các ví lạnh của ngân hàng trung ương, làm giảm khả năng tiếp cận của thị trường.

Nỗi lo này không phải là vô căn cứ, mà đã có tiền lệ trong lịch sử của vàng. Vào thế kỷ 19, vàng đóng vai trò kép: vừa là tài sản tài chính của chính phủ, vừa là công cụ lưu trữ giá trị của công chúng. Tuy nhiên, Executive Order 6102 (Sắc lệnh 6102) được ban hành năm 1933 đã thay đổi hoàn toàn cục diện khi cấm công dân Mỹ sở hữu vàng, buộc họ phải giao nộp lượng vàng vượt quá 100 USD cho Cục Dự trữ Liên bang.

Dù quyền sở hữu vàng cá nhân được khôi phục vào năm 1974, nhưng bốn thập kỷ bị tách biệt khỏi công chúng, kết hợp với việc chính phủ tích trữ vàng, đã biến nó thành một loại hàng hóa xa xỉ, mất dần vai trò tài chính thực tiễn. Bitcoin tuy chưa đối mặt với các hạn chế tương tự, nhưng nguy cơ phải chịu “lệnh cấm ngầm” thông qua việc chính phủ tích trữ dần dần là một rủi ro có thật và cần được quan tâm.

Câu hỏi cốt lõi là liệu Bitcoin sẽ tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận và đóng vai trò năng động trong nền kinh tế, hay dần trở nên khan hiếm và bị thu hẹp như vàng? Nếu ngày càng nhiều Bitcoin bị rút khỏi hoạt động kinh tế và thị trường, nó có nguy cơ trở thành “vàng mới”. Để bảo vệ giá trị dài hạn, Bitcoin cần phải duy trì tính mở và khả năng dễ tiếp cận, cho phép nhiều người có thể sở hữu và sử dụng nó hơn nữa.

Hướng tới một hệ thống dự trữ Bitcoin mở

Việc xây dựng một hệ sinh thái Bitcoin mở là điều cốt lõi để duy trì các nguyên tắc của Bitcoin DeFi (BTCFi) và tài chính phi tập trung (DeFi) . Khi các quốc gia bắt đầu cân nhắc việc thành lập kho dự trữ Bitcoin quốc gia, cộng đồng DeFi cần lên tiếng bảo vệ một hệ thống dự trữ Bitcoin minh bạch và có thể tiếp cận rộng rãi.

Bản chất vốn ít biến động và kém linh hoạt hơn của Bitcoin so với nhiều loại tiền điện tử khác đã hạn chế khả năng tham gia của nó vào các hoạt động kinh tế trong thị trường crypto. Trước đây, Bitcoin thường bị coi là “chậm chạp và cồng kềnh” để sử dụng. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của BTCFi vào cuối năm 2023 đã giúp giải quyết phần nào hạn chế này, mở khóa tiềm năng tài chính của Bitcoin.

Nếu các quốc gia xây dựng kho dự trữ Bitcoin, điều quan trọng là phải có các cơ chế dự trữ Bitcoin mở, với ba đặc điểm cốt lõi: khả năng tiếp cận rộng rãi, kiến trúc minh bạch và tính chất phi tập trung, cùng với việc phát hành các tài sản dự trữ có tính thanh khoản cao và đáng tin cậy.

Các dự án trong ngành cần thể hiện cam kết với tầm nhìn này bằng cách hợp tác với cả tài chính truyền thống và ngành crypto để thiết lập một hệ thống dự trữ Bitcoin mở. Điều này sẽ giúp Bitcoin không chỉ trở thành tài sản lưu trữ mà còn được tích hợp vào nền kinh tế thực, tạo ra giá trị liên tục.

Khi các quốc gia chuẩn bị xây dựng dự trữ Bitcoin, cộng đồng crypto cần đảm bảo rằng việc áp dụng tổ chức sẽ mở rộng quyền tiếp cận của công chúng chứ không phải thu hẹp. Tương lai của Bitcoin phụ thuộc vào việc duy trì các nguyên tắc cốt lõi về tính phi tập trung và khả năng tiếp cận, đồng thời thích nghi với vai trò ngày càng lớn của nó trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Elon Musk từng gọi Dogecoin là “crypto của người dân”. Dù điều này có chính xác hay không, nhưng trong bối cảnh Bitcoin trở thành tài sản dự trữ quốc gia, thực sự cần có một “kho dự trữ Bitcoin của người dân” để đảm bảo rằng Bitcoin không đi theo vết xe đổ của vàng.

Bạn có thể xem giá Bitcoin tại đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

Tham gia Telegram:  https://t.me/tapchibitcoinvn

Twitter (X):  https://twitter.com/tapchibtc_io

Theo dõi Tiktok:  https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin  

Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn

  • Bitcoin và vàng sẽ được hưởng lợi khi đồng USD suy yếu và các ngân hàng trung ương giảm lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ: Nhà phân tích
  • Bang West Virginia đề xuất dự luật đưa Bitcoin vào ngân khố chống lạm phát

Itadori

0

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trong bài viết đều thể hiện quan điểm của tác giả và không liên quan đến nền tảng. Bài viết này không nhằm mục đích tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.

PoolX: Khóa để nhận token mới.
APR lên đến 12%. Luôn hoạt động, luôn nhận airdrop.
Khóa ngay!

Bạn cũng có thể thích

Hồng Kông khám phá các danh sách mã thông báo mới, phái sinh và staking khi cạnh tranh toàn cầu gia tăng

Tóm tắt nhanh Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai Hồng Kông hôm nay đã công bố 12 sáng kiến, bao gồm việc khám phá khả năng niêm yết token mới, các sản phẩm phái sinh tiền điện tử và staking. Theo lộ trình mới, SFC cũng có kế hoạch thiết lập các chế độ cấp phép cho giao dịch tiền điện tử qua quầy và dịch vụ lưu ký.

The Block2025/02/19 12:45

Dữ liệu phái sinh cho thấy các nhà giao dịch kỳ vọng giá ether sẽ tăng trước khi nâng cấp Pectra vào tháng Tư

Các nhà giao dịch đang chuẩn bị cho sự phục hồi giá ether trước khi nâng cấp Pectra vào tháng Tư khi dữ liệu phái sinh cho thấy sự lạc quan mới từ nhà đầu tư. Dữ liệu cũng chỉ ra rằng sự chú ý có thể đang chuyển hướng khỏi Solana và các đồng tiền meme.

The Block2025/02/19 12:45